Việc hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện quy trình nộp hồ sơ, tra cứu, lấy kết quả đúng hẹn trực tuyến tại nhà, không cần tới cơ quan công quyền, chính là bước đột phá trong cải cách hành chính mà Sở Công Thương đã làm được, mang đến sự thuận tiện, minh bạch và hài lòng cho “khách hàng”.
Sở cũng đã thường xuyên rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định hành chính, đơn giản hóa TTHC tại tất cả phòng của sở. Ngoài ra, việc cải cách tài chính công, cải cách tổ chức bộ máy, chế độ công vụ cũng được triển khai quyết liệt.
Đặc biệt, cán bộ của Sở cũng thường xuyên được tập huấn ứng dụng công nghệ số, tự động hóa tối đa trong quá trình cung cấp và xử lý dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng, giúp loại bỏ các bước không cần thiết, giảm thiểu thủ tục hành chính. Nhờ vậy, hiệu suất làm việc tăng lên đáng kể, nhiều TTHC đã được cắt giảm từ 30 ngày còn dưới 10 ngày.
Qua khảo sát một số người dân, doanh nghiệp, hầu hết đều bày tỏ sự hài lòng với quy trình giải quyết TTHC mà Sở Công Thương đã và đang thực hiện.
Người dân nhận kết quả nhanh, trả tận nhà
Nhận kết quả TTHC trước hẹn 14 ngày, chị Trịnh Nguyễn Như Ý (công tác tại một doanh nghiệp ở Quảng Nam cho biết, ngày 8/4, chị nộp hồ sơ trực tuyến tại địa chỉ dichvucong.quanganm.gov.vn để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Giấy hẹn trả kết quả ngày 9/5, nhưng đến ngày 25/4, chị Ý đã được nhân viên bưu điện trả kết quả đến tận nhà.
“Quy trình giải quyết hồ sơ trực tuyến toàn trình tại Sở Công Thương nhanh gọn, chuyên nghiệp và hiệu quả. Toàn bộ quá trình làm hồ sơ, thanh toán phí đều thực hiện online và tôi có thể tự kiểm tra tiến độ giải quyết hồ sơ, hiện trạng hồ sơ đang thế nào, giúp tiết kiệm được chi phí in ấn, thời gian đi lại…”, chị Ý chia sẻ.
Trao đổi với VietNamNet, Phó Chánh Văn phòng Sở Công Thương Nguyễn Thị Thu Quý cho biết, Sở luôn lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo sự phục vụ. Đồng thời, triển khai quyết liệt việc nhận và trả kết quả giải quyết TTHC trực tuyến toàn trình, áp dụng đối với tất cả hồ sơ phát sinh.
Đến nay, 100% quy trình giải quyết TTHC thực hiện tại Sở Công Thương đã được số hóa, ký số và luân chuyển giải quyết trên hệ thống phần mềm một cửa điện tử của tỉnh, tạo thuận lợi trong thống kê, trích xuất dữ liệu, theo dõi quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trả kết quả,…
Khi có kết quả giải quyết TTHC, “khách hàng” sẽ được thông báo qua tin nhắn điện thoại (SMS), email và công khai kết quả giải quyết TTHC trên Cổng dịch vụ công tỉnh.
Năm 2023 và từ đầu năm 2024 đến nay, Sở Công Thương đã tiếp nhận 42.413 hồ sơ. Trong đó đã giải quyết 42.399 hồ sơ, còn lại 14 hồ sơ đang được khẩn trương giải quyết.
“Trong năm 2023 và từ đầu năm 2024 đến nay, Sở Công Thương đã đạt tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến, thanh toán trực tuyến 100% hồ sơ phát sinh và không có hồ sơ phát sinh trễ hẹn”, bà Quý chia sẻ.
Tiếp tục nâng cao các chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
Bà Nguyễn Thị Thu Quý cho biết thêm, đối với công tác chuyển đổi số, Sở thường xuyên chỉ đạo từng bộ phận xây dựng các chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện; phổ biến tuyên truyền trên website Sở…
Thời gian qua, Sở Công Thương cũng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quy định như quy trình một cửa liên thông giữa cơ quan nhà nước và điện lực trong giải quyết TTHC cấp điện qua lưới điện trung áp… Phối hợp triển khai nhiệm vụ Đề án 06 năm 2023 khai báo, cập nhật, tích hợp, đồng bộ hồ sơ cán bộ công nhân viên chức lên cơ sở dữ liệu quốc gia; khai báo, kích hoạt mã định danh điện tử VneID; triển khai quy trình, thủ tục lắp đặt phòng họp trực tuyến.
Theo lãnh đạo Sở Công Thương, để tiếp tục nâng cao các chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp và giữ vững vị trí top đầu như hiện tại, thời gian tới đơn vị sẽ tiếp tục chú trọng nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX); chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban ngành (DDCI); chỉ số đánh giá mức độ hài lòng người dân, doanh nghiệp (SIPAS);…
Đảm bảo 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở được công bố kịp thời và công khai đầy đủ, đúng quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, trên Trang thông tin điện tử của Sở.
Tính đến ngày 13/5, theo số liệu được trích xuất trên Cổng DVC Quốc gia, Bộ Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam đạt 78,6 điểm, xếp vị trí 15/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. |
Nguyễn Nam - N.Hiền
" alt=""/>‘Điểm sáng’ số hoá ở Quảng NamNữ giới "thất thế" so nam giới trong sách giáo khoa
Tại hội thảo, các đại biểu chia sẻ thông tin, sáng kiến, giải pháp lồng ghép vấn đề giới trong chương trình giáo dục phổ thông, hướng tới biên soạn SGK đảm bảo lồng ghép giới và nội dung giáo dục về giới ở cấp học phù hợp.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Theo báo cáo nghiên cứu, rà soát của Bộ GD-ĐT và UNESCO về vấn đề giới trong sách giáo khoa hiện hành, còn nhiều nội dung, hình ảnh mang tính định kiến giới.
Ông Trần Kim Tự, Cục phó Cục Nhà giáo (Bộ GD-ĐT), thừa nhận SGK hiện hành còn chứa nội dung, hình ảnh mang tính rập khuôn, chưa cập nhật kịp thời những thay đổi theo xu hướng tích cực về vai trò, vị thế và sự tham gia, đóng góp của nam-nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo ông Tự, điểm nổi cộm đầu tiên là mất cân đối về số lượng tác giả SGK nam-nữ. “Theo thống kê thì số lượng tác giả trong SGK là nam nhiều hơn nữ. Trước đây, phụ nữ chỉ một số người được đi học và cũng chỉ có một số ít tác giả tác phẩm nổi tiếng là nữ như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Xuân Quỳnh,... Nhiều người cũng đặt câu hỏi tại sao nhiều tác giả nam hơn tác giả nữ nhưng đây cũng là điều khó tránh khỏi khi ta đưa các tác phẩm văn học vào SGK”.
Cùng đó, SGK hiện cũng mất cân đối về tỷ lệ nhân vật nam-nữ.
“Phân tích 76 cuốn sách giáo khoa của 6 môn học từ lớp 1 đến lớp 12, trong tổng số 8.276 nhân vật xuất hiện trong nội dung văn bản, nam giới chiếm 69%, nữ 24%, còn lại 7% là trung tính về giới (ví dụ đứa trẻ, học sinh, phụ huynh,..). Trong tổng số 7.987 hình ảnh thì nam giới chiếm 58%, nữ chiếm 41%, còn lại là trung tính hoặc không rõ giới tính. Những ví dụ trong sách giáo khoa về các nhân vật quan trọng, nổi tiếng thì có tới 95% là nhân vật nam” - ông Tự nói.
![]() |
Nguồn: Bộ GD-ĐT. Ảnh: Thanh Hùng. |
Ngoài ra, hình ảnh đại diện nghề nghiệp của nam, nữ chưa phản ánh kịp thời xu hướng và những thay đổi trong xã hội.
“Nghề nghiệp của nhân vật nam giới trong SGK cũng đa dạng hơn nghề nghiệp của nữ giới. Những ví dụ được đưa ra trong SGK về các nhân vật quan trọng trong các lĩnh vực lịch sử, khoa học và văn hóa thường là nam giới. Kết quả thống kê cũng cho thấy 80% nhân vật nam giới trong SGK có nghề nghiệp cụ thể, trong khi tỷ lệ này ở nữ giới chỉ đạt 66%. Trong khi nữ giới chủ yếu là các nghề giáo viên, nội trợ, nhân viên thì nam giới có ngành nghề đa dạng hơn như kỹ sư, bác sĩ, giáo sư, công an, bộ đội”.
Ông Tự cũng nêu ví dụ, trong một bài học trong SGK, có 6 hình ảnh về nghề nghiệp thì phụ nữ chỉ có duy nhất 1 hình ảnh lại gắn với người nông dân, còn lại các ngành nghề khác là nam giới.
![]() |
Ông Trần Kim Tự, Cục phó Cục Nhà giáo (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng. |
Ông Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho hay sẽ có nhiều môn học ở chương trình mới hoàn toàn có thể tích hợp, lồng ghép vấn đề giáo dục bình đẳng giới.
Theo đó, ở cấp Tiểu học là các môn Đạo đức, Tiếng Việt, Giáo dục Thể chất, Tự nhiên và xã hội (ở lớp 1-2-3) và Khoa học (ở lớp 4-5), Hoạt động trải nghiệm.
Ở cấp THCS là Ngữ văn, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm.
Cấp THPT thì có thể lồng ghép rất nhiều môn học trong quá trình dạy học nhưng rõ nhất là Ngữ văn, Sinh học, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục thể chất và Giáo dục Kinh tế và pháp luật.
Theo GS Thuyết, ban soạn thảo cũng rất muốn cân bằng số lượng tác giả nam và nữ song tiêu chí số một để lựa chọn cho học sinh phải là nội dung và nghệ thuật. “Có thể do ảnh hưởng của xã hội phong kiến trước đây nên số tác giả là nữ giới trước đây không nhiều so với nam giới nên số tác phẩm ít hơn. Việc này chỉ có thể khắc phục được trong tương lai, do đó cũng không nên nhìn vào số lượng”.
Sẽ tập huấn về bình đẳng giới cho cả người biên tập
Ông Thuyết cho rằng, với chương trình phổ thông mới, sẽ có nhiều tổ chức, cá nhân viết các bộ sách chứ không chỉ riêng Bộ GD-ĐT nên vấn đề bình đẳng giới còn phụ thuộc vào những người viết sách.
“Chúng tôi sẽ tổ chức tập huấn cho tác giả viết sách giáo khoa, rồi cả các biên tập viên cho các nhà xuất bản sách giáo khoa”, GS Thuyết nêu giải pháp.
![]() |
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Ảnh: Thanh Hùng |
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, việc lồng ghép phụ thuộc lớn vào đội ngũ giáo viên, những người trực tiếp chuyển tải chương trình mới. “Dù chương trình hay, SGK tốt nhưng đội ngũ giáo viên không nhận ra cần phải làm như thế hoặc không chủ động thì mọi nỗ lực của các nhà biên soạn cũng sẽ không đạt được kết quả. Năng lực, trình độ, quan điểm, nhận thức và kỹ năng lồng ghép giới của các giáo viên trong quá trình triển khai các bài dạy trên lớp là yếu tố quyết định đến nhận thức của học sinh”.
Ảnh: Thanh Hùng |
Ông Trần Kim Tự, cho biết, tới đây, Bộ GD-ĐT nghiên cứu đưa nội dung về giới, bình đẳng giới vào các chương trình giáo dục trong nhà trường phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo. Cụ thể sẽ thêm hình ảnh nam giới làm việc nhà, nhấn mạnh vai trò phụ nữ làm kinh tế,…
“Sẽ thêm hình ảnh và hành động tích cực hơn của nam giới thay vì chỉ gán những hành vi mang tính tiêu cực như vật lộn, hút thuốc, vứt rác; thêm hình ảnh thầy giáo trong cấp mẫu giáo, tiểu học và hình ảnh nam giới làm việc nhà như là hoạt động thường ngày hơn là chỉ khi người mẹ/vợ mang thai hoặc ốm đau; bổ sung hình ảnh về nữ giới biểu hiện sự tự tin, năng động, hoạt bát, điều hành hướng dẫn người khác hơn là thường chỉ ngồi yên lắng nghe. Rà soát, xem xét giải thích tránh phân biệt giới khi sử dụng những từ ngữ như “người trụ cột trong gia đình”, “cháu đích tôn”, “phái mạnh” mặc định cho nam giới hoặc “dịu dàng”, “nội trợ”, “phái yếu” mặc định với phụ nữ. Ngoài ra sẽ nhấn mạnh vai trò của phụ nữ làm kinh tế,…”, ông Tự nói.
Cùng đó, tập huấn, nâng cao năng lực về giới, bình đẳng giởi, lồng ghép giới trong việc xây dựng và thẩm định chương trình, SGK cho đội ngũ những người làm công tác biên soạn, thẩm định.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: Thanh Hùng. |
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, cho biết với thế mạnh về đội ngũ cán bộ và mạng lưới chuyên gia về giới, Hội đề xuất sẽ làm đầu mối tổ chức và phối hợp triển khai hỗ trợ như tham gia các Hội đồng tư vấn, tham vấn về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng, thẩm định chương trình và SGK phổ thông. Ngoài ra, biên soạn và cung cấp tài liệu tăng cường kết nối giữa cha mẹ và con cái, giữa gia đình và nhà trường, trong đó có nội dung giáo dục về giới và bình đẳng giới.
Thanh Hùng
" alt=""/>Sẽ tăng hình ảnh nam giới làm việc nhà trong sách giáo khoa mới![]() |
Qua quá trình chấm phúc khảo, 10 thí sinh với 14 bài thi có sự thay đổi về điểm số.
Cụ thể, môn Ngữ văn có 7 bài thi, mỗi bài được tăng 0,25 điểm. Số bài thi còn lại ở môn này không thay đổi điểm.
Với các môn khác, có 3 thí sinh tô sai mã đề nên đã được chấm lại.
Do đó, thí sinh thứ nhất có môn Tiếng Anh tăng từ 1,8 lên 6,8 điểm.
Thí sinh thứ hai, có môn Hóa học tăng từ 2 lên thành 6,5 điểm; môn Vật lý tăng từ 2 lên thành 7 điểm và môn Sinh học tăng từ 3,5 lên thành 5,75 điểm.
Thí sinh thứ 3, có môn Địa lý tăng từ 3,25 lên thành 6,5 điểm; môn Lịch sử tăng từ 2,75 lên thành 5,25 và môn Giáo dục công dân tăng từ 2 lên thành 8,25 điểm.
Theo ông Hùng, ngoài những thí sinh tô sai mã đề dẫn đến kết quả sai lệch thì những bài thi còn lại trong diện thay đổi điểm số sau chấm phúc khảo là trong ngưỡng cho phép có thể xảy ra.
Thanh Hùng
Sau khi hoàn tất chấm thi THPT quốc gia năm 2019, Nam Định có 8 bài thi môn Ngữ văn đạt mức điểm 9,25 – đây cũng là mức điểm cao nhất.
" alt=""/>Nam Định có 14 trong 309 bài thi đề nghị phúc khảo được tăng điểm